20/07/2023 14:13

Giải mã ký hiệu R ®, TM (™) và C © trên các sản phẩm balo,túi,quần áo.v.v.v

Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ký hiêu C, R, TM trên sản phẩm hàng hóa sử dụng thường ngày. Với sự phát triển của xã hội, nhãn hiệu của doanh nghiệp ngày càng được chú trọng và cũng là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Và các ký hiệu R ® TM (™) và C © ngày càng xuất hiện phổ biến trên mỗi nhãn hiệu. Vậy ý nghĩa của những ký hiệu đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Các ký hiệu R ®, TM (™) và C © trên sản phẩm hàng hóa

Ở Việt Nam, Luật SHTT không quy định lúc nào được sử dụng các ký tự này. Nhưng do đặc thù “tính quốc tế” của SHTT, Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về ký hiệu R ® – Registered

Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Vì vậy, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này. Lúc đó việc dùng ký tự này là sai.
Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu này phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình ĐKNH có thể kéo dài trong ít nhất 12 tháng. Hiệu lực của GCN ĐKNH là 10 năm . Tính kể từ này nộp hồ sơ và không gia hạn số lần. Mỗi lần gia hạn là 10 năm.

Thứ hai, về ký hiệu TM (™) – “Trademark”

Ký hiệu này dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ. Hoặc của chính một doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu dùng biểu tượng này với ý nghĩa khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó. Cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm nhãn hiệu. Ký hiệu này không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ. Vì vậy, người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác hiểu là nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ, và bạn sẽ tự bảo hộ nhãn hiệu này.

Dùng ký hiệu TM khi nhãn hiệu đó chưa được. Hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu. Và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm. Tuy nhiên nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu (®).
Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark). Nghĩa là dấu hiệu dịch vụ cho các sản phẩm dịch vụ. Trong một số môi trường luật pháp, một nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM hoặc SM lên nhãn hiệu đó.

Thứ ba, về ký hiệu C (©) – Copyrighted

© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền. Ngoài ra, ký hiệu này được hiểu là tác phẩm (thường là nhãn hiệu, thương hiệu) này đã được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin…
Tất cả các quyền lợi hợp pháp của tác phẩm in ký hiệu © đã được các cơ quản quản lý bảo hộ. Vì vậy, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cố ý sử dụng sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Xử phạt dân sự và thậm chí là xử lý trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học. Nghệ thuật khoa học như: các tác phẩm âm nhạc. Văn học, tác phẩm hiến trúc. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.
Đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó,. Nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ. Hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ đươc Cơ quan quản lý bảo hộ.

2. Lưu ý đối với các ký hiệu R ®, TM (™) và C ©

Mặc dù Luật VN không quy định các ký hiệu R ®, TM (™) và C © được sử dụng thế nào. Nhưng lại quy định sử dụng sai sẽ bị phạt theo quy định.
Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, quy định về vi phạm chỉ dẫn bảo hộ quyền SHCN:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này “.

Nguồn :: lawfirms

Chuyên mục:

Đối tác

Đăng ký nhận tin khuyến mãi